Các Loại Thiết Bị Kỹ Thuật Số Phổ Biến Hiện Nay Và Ứng Dụng

Hiện Nay, Các Loại Thiết Bị Kỹ Thuật Số Phổ Biến Phải Kể Đến Là Máy Tính, Thiết Bị Di Động, Thiết Bị Đeo, Giải Trí Và Phương Tiện Truyền Thông, Mạng Và Kết Nối Mạng,...

Trong kỷ nguyên số phát triển mạnh mẽ như hiện tại, cả cuộc sống và công việc của con người đều cần có các loại thiết bị kỹ thuật số. Các thiết bị như tivi, máy tính, đồng hồ thông minh, loa thông minh,... đang dần thay đổi cách sống và cách làm việc của con người. Nhưng bạn đã biết chính xác các loại thiết bị trên và công dụng chưa? Cùng Chợ Lớn JSC tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Thiết bị di động (Smartphones và Tablets)

Smartphone và tablet là hai loại thiết bị di động phổ biến nhất, chủ yếu dùng để liên lạc, giải trí và làm việc. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các thiết bị di động ngày càng trở nên thông minh hơn, tích hợp nhiều chức năng vượt xa so với truyền thống. Smartphone và tablet đã phủ sóng hầu hết các lĩnh vực trong đời sống.

Smartphone và tablet cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi, nhắn tin, truy cập internet và sử dụng các ứng dụng phục vụ học tập, công việc hay giải trí. Bên cạnh đó, thiết bị còn hỗ trợ chụp ảnh, quay video chất lượng cao, điều khiển các thiết bị thông minh khác trong nhà và theo dõi sức khỏe thông qua các ứng dụng chuyên dụng. 

Thiết bị di động (Smartphones và Tablets)

2. Máy tính xách tay (Laptop) và máy tính để bàn (Desktop)

Laptop và desktop vẫn luôn đóng vai trò chủ chốt trong công việc, học tập nhờ sức mạnh xử lý và khả năng linh hoạt. Ví dụ trong trường hợp bạn cần xử lý các công việc phức tạp như lập trình, thiết kế đồ họa, biên tập video hay phát triển phần mềm. 

Máy tính xách tay khá linh hoạt khi người dùng cần làm việc ở bất cứ đâu, trong khi máy tính để bàn mang lại hiệu năng mạnh mẽ hơn. Ngược lại thì máy tính để bàn không thể mang đi được, nhưng lại sở hữu hiệu năng mạnh mẽ hơn và khả năng nâng cấp linh hoạt. Đặc biệt, ứng dụng của cả hai không chỉ dừng lại ở các công việc văn phòng mà còn mở rộng sang các lĩnh vực như giáo dục, nghiên cứu và giải trí.

3. Thiết bị đeo thông minh (Smartwatch, Fitness Tracker)

Thiết bị đeo thông minh như đồng hồ thông minh và vòng đeo tay theo dõi sức khỏe đang trở thành lựa chọn ưa thích. Bởi vì so với các thiết bị đo sức khỏe cồng kềnh hay chiếc điện thoại “nặng nề”, khi đi bộ, tập thể dục,... một chiếc Smartwatch gọn nhẹ hơn nhiều. Những tính năng hữu ích là theo dõi sức khỏe, nhận thông báo từ điện thoại và hỗ trợ tập luyện thể thao.

4. Thiết bị âm thanh số (Loa thông minh, Tai nghe không dây)

Thiết bị âm thanh số đã có những bước tiến vượt bậc trong những năm gần đây khi xuất hiện loa thông minh và tai nghe không dây. Một số người lầm tưởng rằng loa chỉ là thiết bị phát nhạc, nhưng thực chất đây lại là trung tâm điều khiển cho hệ thống nhà thông minh. Ví dụ, bạn có thể ra lệnh bằng giọng nói để điều chỉnh đèn, khóa cửa và thậm chí cả nhiệt độ phòng. 

Các trợ lý ảo như Alexa, Google Assistant hay Siri đã biến loa thông minh thành công cụ hỗ trợ đa năng. Chúng giúp người dùng quản lý thời gian, tra cứu thông tin và thực hiện các tác vụ hàng ngày. Trong khi đó, tai nghe không dây với công nghệ Bluetooth giúp việc nghe nhạc, thực hiện cuộc gọi trở nên thuận tiện hơn, loại bỏ sự vướng víu của dây cáp.

Trợ lý ảo Alexa

5. Thiết bị gia dụng thông minh (Smart Appliances)

Thiết bị gia dụng thông minh đang thay đổi cách con người tương tác với không gian sống của mình. Những sản phẩm như tủ lạnh, máy giặt, điều hòa thông minh giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức. Con người ít khi phải động tay làm việc mà được hỗ trợ tốt nhất tất cả các công việc nhà.

Thông qua các ứng dụng trên smartphone, người dùng có thể dễ dàng điều khiển, theo dõi và lập lịch hoạt động cho các thiết bị gia dụng từ xa. Ví dụ, một chiếc tủ lạnh thông minh có thể theo dõi tình trạng thực phẩm, đưa ra gợi ý về bữa ăn hoặc tự động điều chỉnh nhiệt độ để bảo quản thực phẩm tốt nhất.

6. Thiết bị thực tế ảo và thực tế tăng cường (VR/AR Devices)

Thực tế ảo (Virtual Reality - VR) và thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR) đang dần trở thành xu hướng của xã hội. Khả năng tương tác của con người được mở rộng và trải nghiệm được nhiều hoạt động hơn trước. Dần dần, các công nghệ mới này đã được áp dụng vào hầu hết các hoạt động, từ giải trí, công việc, y khoa,...

Ví dụ: Trong y tế, các bác sĩ có thể sử dụng AR để thực hiện phẫu thuật mô phỏng hoặc hướng dẫn trong quá trình điều trị. Phòng VR tạo ra không gian tương tác ảo để người dùng làm việc, học tập hoặc giải trí.

Tags: