Các Loại Hộp Nối Quang ODF Và Ứng Dụng

Khám Phá Các Loại Hộp Nối Quang ODF Phổ Biến, Từ Thiết Kế Đến Các Ứng Dụng Trong Mạng Viễn Thông, Nhằm Mang Lại Hiệu Quả Truyền Dẫn Tối Ưu Và Bảo Vệ Hệ Thống Cáp Quang.

Hộp nối quang ODF (Optical Distribution Frame) đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cáp quang, giúp bảo vệ và tổ chức sợi quang một cách an toàn và tiện lợi. Với nhiều loại thiết kế khác nhau, mỗi loại hộp nối quang ODF đều có những tính năng và ứng dụng riêng biệt phù hợp với các mô hình mạng viễn thông khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về các loại ODF phổ biến và vai trò của chúng trong việc duy trì sự ổn định và hiệu quả của hệ thống truyền dẫn quang.

Phân loại theo số cổng

Khi phân loại hộp nối quang ODF, chúng ta có thể dựa vào một số tiêu chí chính để lựa chọn loại phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và môi trường sử dụng. Trong số đó, chia theo số cổng là cách phân loại khá phổ biến của hộp nối quang ODF. 

Cụ thể, hiện các loại ODF có số cổng là: 12 cổng, 24 cổng, 48 cổng, 96 cổng và 144 cổng.Đây là các loại phổ biến nhất, đáp ứng nhu cầu từ nhỏ đến lớn tùy thuộc vào số lượng sợi cáp quang cần kết nối và khả năng mở rộng của hệ thống. Ví dụ, bạn muốn mở rộng hệ thống thì nên chọn loại nhiều cổng kết nối để gắn được nhiều dây hơn.

Phân loại theo số cổng

Phân loại theo nơi lắp đặt

ODF treo tường: Khung phân phối quang treo tường thường là cấu trúc hộp, bên trong chứa bảng phân phối. Giá treo tường ODF đóng thường được treo bằng khóa. Thường được dùng trong các không gian hạn chế như phòng kỹ thuật nhỏ, cho phép lắp đặt trên bề mặt tường để tiết kiệm diện tích. 

ODF tủ rack: Được thiết kế để lắp đặt trong các tủ rack chuẩn 19 inch, loại này thường được dùng trong trung tâm dữ liệu hoặc phòng server. Khung phân phối quang tủ có nhiều loại từ tủ khung mở để lắp đặt tùy chỉnh, tủ ODF cấu hình cơ bản hoặc tủ có đầy đủ các bộ phận như cửa, bảng vá sợi quang, thanh trượt,...

ODF ngoài trời: Được thiết kế để chịu được các yếu tố thời tiết khắc nghiệt như mưa, gió, nhiệt độ cao và độ ẩm. Thường có vỏ làm từ vật liệu chống ăn mòn, chống thấm nước và chống bụi, đạt tiêu chuẩn IP66 hoặc IP67. Dùng trong các hệ thống mạng quang ngoài trời, các trạm cáp quang đường dài hoặc các vị trí cần bảo vệ sợi quang.

Phân loại theo cách lắp đặt

ODF cố định: ODF loại cố định thường được lắp trên tường hoặc giá đỡ trong phòng máy chủ và hỗ trợ các đầu nối cáp quang 12 lõi hoặc 24 lõi được đấu nối sẵn và dây nối. Sau khi cáp quang được tiếp cận từ một phía của đầu cuối phía sau của bảng vá được nối với dây nối, cáp quang được kết nối sẽ được kết nối từ phía bên kia của đầu cuối phía sau và có thể sử dụng.

Loại rút trượt: Thiết kế trượt ra được sử dụng trong các hệ thống truyền thông cáp quang quy mô lớn hoặc trung tâm dữ liệu. Chúng giúp cải thiện hiệu quả của hệ thống dây cáp quang và sự tiện lợi khi bảo trì. Tấm ốp trượt thông thường sử dụng thép cán nguội dày 1.0mm để giảm trọng lượng của tủ, bề mặt được phủ lớp sơn đen mờ. Hỗ trợ tối đa 96 lõi LC pigtail và 192 lõi MPO mật độ cao đến LC pigtail. 

ODF dạng trượt ngang: Dạng trượt ngang cho phép thao tác dễ dàng với từng cổng kết nối mà không ảnh hưởng đến các cổng khác. Phù hợp với các trung tâm dữ liệu, nơi mà bảo trì và nâng cấp thường xuyên đòi hỏi thao tác thuận tiện và nhanh chóng.

ODF dạng trượt

Phân loại theo chất liệu 

ODF nhựa ABS: Nhẹ, chống ăn mòn, phù hợp với các môi trường không quá khắc nghiệt và yêu cầu tính thẩm mỹ cao. 

ODF kim loại (thép mạ kẽm hoặc nhôm): Độ bền cao, khả năng chống va đập và chịu nhiệt tốt, thường sử dụng ở các môi trường khắc nghiệt như ngoài trời hoặc trong các nhà máy công nghiệp.

ODF chống cháy: Làm từ vật liệu chống cháy, có khả năng chịu nhiệt cao và ngăn chặn sự lây lan của ngọn lửa. Thiết bị dùng trong các cơ sở công nghiệp, nhà máy, hoặc các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao.

Tags: